Do nhu cầu của thị trường cùng các chính sách mở rộng giao thương giữa Việt Nam với thị trường quốc tế, logistics và vận tải quốc tế đang hoạt động vô cùng nhộn nhịp. Để đảm bảo an ninh hàng hóa cũng như quyền lợi trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp cần chú ý nắm rõ các phương thức vận tải quốc tế cũng như Cước vận tải hàng hóa quốc tế để có thể tính toán và cân đối chi phí cho mỗi chuyển hàng.
1. Vận tải quốc tế là gì?
Vận tải quốc tế (Tên gọi tiếng anh: International Transport) là hình thức vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác bằng các phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau để đưa hàng từ vị trí người ván đến địa điểm của người mua.
Vận tải quốc tế hoạt động vô cùng quan trọng trong tiến trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động Logistics nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu buôn bán hay trao đổi trực tiếp với thị trường nước ngoài.2. Các loại hàng hóa cấm vận chuyển quốc tế
Mặc dù vận tải quốc tế có tác dụng rất lớn, thúc đẩy hoạt động giao thương kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, một số mặt hàng sẽ bị cấm vận chuyển quốc tế như:
– Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
– Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ
– Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh; Các loại hóa chất, tiền chất bị cấm
– Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
– Các loại pháo
– Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử)
– Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
– Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng
– Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người
– Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam- Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe của con người, môi trường, hệ sinh thái
– Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe của con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái
– Khoáng sản đặc biệt, độc hại
– Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường
– Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
– Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
– Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole
– Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và hóa chất độc hại hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường
– Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền
– Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý
– Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu
– Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ
– Các loại vật phẩm hàng hóa mà nhà nước cấm/hạn chế lưu thông, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu
– Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu
– Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
– Các mặt hàng hạn chế gửi hoặc cần có quy định đặc biệt
Ngoài các mặt hàng cấm, các đơn vị xuất – nhập khẩu cũng phải chú ý một số loại sản phẩm yêu cầu phải xuất trình đầy đủ được các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận được phép xuất khẩu và nhập khẩu vào nước đến:
– Chất lỏng: Bia, rượu, Coca cola, nước uống đóng chai có nhãn mác đầy đủ của nhà sản xuất và còn nguyên niêm phong; Dầu máy; Các loại hóa chất, dung dịch không xác định được nội dung
– Thực vật: Chất bột hữu cơ (bột mì, bột gạo) có nhãn mác của nhà sản xuất; Hoa quả đóng chai; Hạt giống; Các loại thực vật sấy khô
– Động cơ có chứa dầu: Chi tiết máy có chứa dầu đã làm sạch dầu; Chi tiết máy có chứa dầu
– Vật dụng có chứa nguồn điện: Máy laptop cầm tay, điện thoại, máy hút bụi cầm tay
– Các sản phẩm có chứa từ tính & các loại Pin
– Hóa chất: Các loại bột; dung dịch; mẫu hóa chất…
– Thuốc tân dược/ biệt dược/ nguyên liệu sản xuất thuốc/ Thuốc khác…
– Mỹ phẩm có nhãn mác và không có nhãn mác
– Các loại khoáng sản thô và đã qua chế biến